Chữa mất ngủ kinh niên bằng thảo dược là phương pháp được ưa chuộng từ xưa đến nay. Các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên có tác hại rất thấp chỉ cần sử dụng đúng cách sẽ tạo được hiệu quả rõ rệt. Dưới đây là 6 cây thuốc chữa mất ngủ an toàn và hiệu quả từ các thảo dược thiên nhiên.
Mất ngủ kinh niên – Nỗi ám ảnh không của riêng ai
Mất ngủ kinh niên (mãn tính) là tình trạng khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ vào ban đêm, hoặc thức giấc sớm và không ngủ lại được trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Mất ngủ ít hơn 1 tháng gọi là mất ngủ cấp (ngắn hạn), còn mất ngủ trong thời gian dài, nhiều hơn 1 tháng là mất ngủ mãn tính.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ kinh niên. Trong đó phải kể đến như:
- Do các bệnh về tâm thần: Người mắc bệnh liên quan đến tâm thần thường bị mất ngủ mãn tính nhiều hơn và cũng khó ngủ lại hơn.
- Do rối loạn tâm sinh lý: Bệnh trầm cảm, tức giận, buồn rầu, ghen tị, lo lắng quá nhiều (cuộc sống, công việc, tài chính, sức khỏe ..), căng thẳng trong thời gian dài, tâm thần phân liệt …
- Do các bệnh về xương khớp: Đau nhức xương khớp, thoái hoá đốt sống, thoái hóa khớp, loãng xương, gây đau nhức về đêm, cản trở giấc ngủ.
- Do các bệnh về tim mạch: Cao huyết áp, thiếu máu cơ tim (thiểu năng mạch vành), suy tim. Những bệnh này gây đau tức ở ngực, khó thở, lâu ngày dẫn đến bị mất ngủ mãn tính.
- Do các bệnh về hô hấp: Giãn phế quản, hen phế quản, gây ho nhiều, khó thở vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Do các bệnh về tiêu hoá: Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn tính, rối loạn tiêu hoá, gây ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, trào ngược dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ.
- Do các bệnh về tiết niệu: Sỏi tiết niệu (sỏi thận, sỏi bàng quang..), u xơ tuyến tiền liệt, đái tháo đường, gây đi tiểu nhiều lần vào ban đêm, cản trở giấc ngủ.
- Do môi trường: Không gian ngủ chật hẹp, đông đúc, nhiều tiếng ồn, không sạch sẽ, thông thoáng.
- Do ăn uống không điều độ: Ăn quá no, uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ, hoặc uống rượu, bia, sử dụng các chất gây kích thích như cà phê, trà, thuốc lá … cũng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Mất ngủ kinh niên nguy hiểm như thế nào?
Mất ngủ kinh niên có thể gây ra thoái hóa tế bào, ngộ độc tế bào. Nguy hiểm hơn, khi mất ngủ kéo dài và gây ra các bệnh tim mạch, cao huyết áp, thì dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Ngoài ra, những người bị mất ngủ kinh niên cũng rất dễ bị thừa cân, béo phì, dẫn đến tiểu đường. Ngược lại, nếu người gầy bị mất ngủ kéo dài thì lại tăng cholesterol và làm tăng nguy cơ đột quỵ.
6 vị dược liệu thiên nhiên giúp ngủ sâu, ngủ ngon giấc cho người mất ngủ kinh niên
Tâm sen
Tâm sen mang màu xanh, vị đắng được tiêu dùng hầu hết trong y học cổ truyền khiến cho thuốc an thần, điều trị mất ngủ, suy nhược cơ thể.
Cách sử dụng:
Để điều trị bệnh khó ngủ, người bệnh có thể sử dụng tâm sen hãm trà uống hằng ngày.
Hoa tam thất
Hoa tam thất có chứa hàm lượng cao hoạt chất Saponin với hơn 54 loại Saponin – thành phần bổ dưỡng chính trong nhân sâm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt giúp ngủ ngon.
Cách sử dụng:
Cách sử dụng hoa tam thất chữa mất ngủ rất đơn giản: Dùng 5 – 10 g hoa tam thất, cho nước nóng 90 – 100 độ hãm từ 2 – 4 phút. Trà hoa tam thất tạo tinh thần thoải mái, cho giấc ngủ sâu, tránh được cảm giác khó đi vào giấc ngủ.
Cây lạc tiên
Theo nghiên cứu, các dược chất alcaloid, flavonoid, saponin… trong lạc tiên có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương chống lo âu, hồi hộp giúp trấn tĩnh tinh thần và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Còn theo y học cổ truyền, lạc tiên có vị ngọt và đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, an thần, chữa mất ngủ, viêm da, mẩn ngứa… Thường dùng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc hoặc cao lỏng. Nhân dân vẫn hay lấy ngọn non luộc ăn vào buổi chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.
Cách sử dụng:
Ngọn và lá non lạc tiên thường dùng để xào nấu ăn hàng ngày.
Cây lạc tiên phơi khô sắc nước uống 15g thay trà.
Kết hợp với các vị thuốc khác: Lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g, sắc uống.
Cây vông nem
Đông y cho rằng, lá vông có vị hơi đắng và hơi chát, tính bình, có tác dụng an thần, dễ ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Bên cạnh đó còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ nhiệt, tiêu ích sát trùng, trừ được bệnh phong thấp, bệnh trĩ và nhiều bệnh khác. Dân gian thường hay dùng lá vông để chữa chứng mất ngủ, đau đầu bằng cách làm rau ăn hay sắc nước uống.
Cách sử dụng:
Bài thuốc 1: Lấy 20g lá vông tươi đem rửa sạch, vò hơi nát chút rồi cho vào nồi cơm hấp. Trước khi đi ngủ thì ăn lá vông này để dễ ngủ hơn.
Bài thuốc 2: Lấy 15g lá vông đã phơi khô và cắt nhỏ sắc với 2 chén nước sao cho còn nửa chén. Mỗi ngày uống 1 lần, trong vài ngày sẽ chữa mất ngủ.
Bài thuốc 3: Lấy 1 nắm lá vông + 1 nắm lá dâu non + 1 nắm hoa thiên lý đem nấu canh ăn hàng ngày chữa mất ngủ hiệu quả.
Bài thuốc 4: Chuẩn bị 50g lá vông + 50g hoa thiên lý + 300g cá diếc đem nấu thành canh ăn nóng vào bữa tối. Thực hiện liên tục trong 5 ngày sẽ khỏi bệnh.
Cây bình vôi
Chất Rotundin trong củ bình vôi giúp cải thiện mất ngủ, đặc biệt trong các trường hợp ngủ không yên, trí nhớ giảm, tinh thần suy nhược, ăn uống kém, gầy sút, mệt mỏi,…
Cách sử dụng:
Củ bình vôi 8g, hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15g, lá vông 12g. Một thang sắc uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
Cây nữ lang
Cây nữ lang có tác dụng an thần, trị mất ngủ rất hiệu quả, đặc biệt có thể dùng an toàn cho trẻ em.
Theo nghiên cứu, trong cây nữ lang có chứa nhiều tinh dầu, acid Valerenic và các dẫn xuất… Chúng ngăn chặn căng thẳng thần kinh trung ương, giúp phục hồi quá trình ức chế của não bộ, giảm kích thích giúp ngủ sâu giấc hơn.
Cách sử dụng:
Dùng 10 – 15g cây nữ Lang sắc nước uống hàng ngày.