Tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ có thể là do căng thẳng, mệt mỏi hoặc do một số kích thích khác. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý hoặc tình trạng sức khỏe khác. Vậy đó là những bệnh lý gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mất ngủ, ngủ không sâu giấc là biểu hiện của những bệnh lý gì?
Bệnh mất ngủ
Mất ngủ có nghĩa là khó ngủ hoặc không ngủ được. Nếu mất ngủ xảy ra trong một thời gian ngắn (mất ngủ cấp tính), nguyên nhân thường là do căng thẳng và có thể cải thiện được bằng cách tránh các yếu tố căng thẳng. Nếu mất ngủ kéo dài có thể trở thành mãn tính và dẫn đến một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là có thể dẫn đến tử vong.
Mất ngủ ảnh hưởng đến 23 – 24% người trưởng thành và làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi, suy giảm các chức năng có liên quan và gây ra một số bệnh lý lâu dài khác. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều biện pháp điều trị mất ngủ hiệu quả. Do đó, nếu mất ngủ kéo dài, hãy đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Stress, căng thẳng
Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm có thể cản trở nhịp sinh học gây rối loạn giấc ngủ. Sự lo lắng và căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến việc thức trắng cả đêm. 90% những người mắc bệnh trầm cảm, hay lo lắng thường khó ngủ vào buổi tối.
Bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh, nó gây ảnh hưởng đến chức năng của não bộ, bao gồm chu kỳ của giấc ngủ. Khi đồng hồ sinh học bị xáo trộn, nhịp thức ngủ thất thường khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Theo các nghiên cứu thống kê rằng, có khoảng 50 – 90% những người mắc trầm cảm thường xuyên bị rơi vào tình trạng mất ngủ triền miên.
Suy giảm trí nhớ
Việc thường xuyên rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc cũng có thể là biểu hiện của chứng suy giảm trí nhớ.
Rối loạn tiền đình
Mất ngủ, người mệt mỏi, thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn là triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình.
Thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn não là tình trạng lượng máu lên não giảm, làm giảm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não thiếu năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não, bao gồm cả giấc ngủ. Chính vì vậy, tình trạng rối loạn về giấc ngủ, mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ là một trong những triệu chứng dễ nhận biết nhất của thiểu năng tuần hoàn não.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Ngáy, ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn hô hấp có liên quan đến tình trạng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Tình trạng này được gọi là rối loạn nhịp thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng phổ biến và nguy hiểm. Bởi vì tình trạng này có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe khác (đặc biệt là ở người trung niên).
Bệnh cường giáp
Theo thống kê có khoảng 3 – 10 triệu người có tuyến giáp hoạt động quá mức. Tình trạng này được gọi là cường giáp. Bệnh cường giáp làm rối loạn quá trình trao đổi chất và kích thích hệ thống thần kinh. Điều này dẫn đến run rẩy, đổ mồ hôi và ban đêm, nhịp tim nhanh và lo lắng. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và mất ngủ.
Rối loạn cơ xương
Một người bị viêm khớp dạng thấp hoặc đau cơ xơ hóa có khả năng dẫn đến tình trạng tỉnh táo vào ban đêm và mất ngủ. Thông thường những người bị đau cơ xơ hóa đều có những triệu chứng bệnh khác như hội chứng chân không yên và ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này dẫn đến rối loạn giấc ngủ và bệnh mất ngủ. Ngoài ra, giấc ngủ kém chất lượng có thể làm tăng hormone gây căng thẳng làm cho tình trạng đau khớp và trầm cảm tồi tệ hơn.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Hầu hết người bệnh trào ngược dạ dày thực quản đều có một dòng axit và thức ăn chảy vào thực quản. Điều này dẫn đến chứng ở nóng và trào ngược axit khi bạn nằm xuống, đặc biệt là vào ban đêm. Tình trạng này làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và có thể dẫn đến bệnh mất ngủ. Mất ngủ có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn bị ho và nghẹt thở.
Một số lời khuyên cho giấc ngủ chất lượng
Một người bị mất ngủ có thể thay đổi thói quen ngủ và lối sống để có giấc ngủ tốt hơn. Một số lời khuyên cho giấc ngủ tốt hơn bao gồm:
- Lên lịch đi ngủ vào giờ nhất định
- Đặt cổ ở vị trí tự nhiên nhất bằng cách cần chọn một chiếc gối vừa phải, tránh cao quá hay thấp quá
- Chọn tư thế ngủ đúng, trong đó nằm ngửa khi ngủ là cách tốt nhất
- Tắt tất cả các nguồn ánh sáng có màu xanh như điện thoại di động, đồng hồ kỹ thuật số, tivi,…để không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ
- Đảm bảo giường đệm luôn sạch sẽ, vệ sinh thường xuyên ga gối để đảm bảo luôn có một giấc ngủ ngon nhất
- Kể từ bữa trưa hãy tránh xa caffeine trong cả thực phẩm và đồ uống
- Tránh ăn đồ ăn giàu năng lượng vào bữa tối, không ăn vặt trước khi ngủ
- Nói không với căng thẳng, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực ra khỏi tâm trí và ngủ
- Tự giảm bớt công việc cuối ngày
- Tập thể dục mỗi ngày, nhưng không tập ngay trước lúc ngủ
- Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ
Nếu tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc kéo dài hoặc không được cải thiện mặc dù bạn đã áp dụng các phương pháp cải thiện tại nhà, hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị hợp lý. Bởi như đã nói trên, đó có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý và tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.