Biểu hiện của bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi và cách phòng tránh

Đột quỵ ở người trẻ tuổi trong những năm gần đây ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều biểu hiện đột quỵ thoáng qua khiến người trẻ chủ quan. Từ những triệu chứng hay chóng mặt, đau đầu đến những biểu hiện rõ hơn là ù tai, tê tay, nói ngọng… Nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ nguy hiểm đến tính mạng là điều không thể tránh khỏi.

Nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ thường do xơ vữa động mạch, thiếu máu não, rối loạn nhịp tim, huyết khối động mạch,… Ngoài ra, do công việc quá căng thẳng, stress, thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng không phù hợp… khiến tỷ lệ người trẻ bị tai biến mạch máu não ngày càng gia tăng.

Tổng quan về Đột quỵ

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một tình trạng xảy ra khi não bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân là do lượng máu lên não bị gián đoạn hoặc không đủ khiến não thiếu oxy, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng tế bào. Tế bào não có thể chết trong vòng vài phút nếu không được cung cấp máu kịp thời và đầy đủ. Vì lẽ đó, đột quỵ là căn bệnh có tốc độ tiến triển nhanh, thời gian càng lâu, tế bào chết càng nhiều. Nhận thấy những biểu hiện của đột quỵ càng sớm, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để các bác sĩ điều trị để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng vận động, suy nghĩ cũng như tránh nguy cơ tử vong.

Biểu hiện đột quỵ.

Biểu hiện đột quỵ là đau đầu, méo miệng…

Đột quỵ được chia thành hai loại:

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Tai biến mạch máu não là do cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở máu lưu thông lên não. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất, chiếm khoảng 85% các ca đột quỵ hiện nay.

Đột quỵ do xuất huyết

Khi thành động mạch mỏng yếu hoặc có vết nứt, rò rỉ sẽ làm vỡ mạch máu nuôi não, từ đó gây chảy máu ồ ạt và gây xuất huyết não. So với đột quỵ thiếu máu cục bộ, đột quỵ do xuất huyết sẽ ít xảy ra hơn.

Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể gặp phải những cơn thiếu máu não thoáng qua. Tình trạng này xảy ra do lượng máu cung cấp cho não bị giảm tạm thời, các triệu chứng vẫn còn nhưng thường chỉ kéo dài trong vài phút. Tuy nhiên, tuyệt đối đừng chủ quan vì đó là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Biểu hiện bệnh đột quỵ đặc biệt ở người trẻ

Các biểu hiện bệnh đột quỵ thường xuất hiện mà không có dấu hiệu báo trước. Tiêu biểu như:

– Nhầm lẫn kiểu như khó nói, không hiểu mình đang nói gì, không diễn đạt điều mình muốn nói, nói ngọng, nói lắp… 

– Đau đầu dữ dội, có thể thay đổi ý thức hoặc nôn mửa.

– Tê mặt hoặc tay hoặc khó cử động các bộ phận của mặt, cánh tay hoặc chân, thường xảy ra một nửa cơ thể

– Ảnh hưởng về mắt: nhìn mờ hoặc không nhìn thấy ở một bên hoặc cả hai.

– Đi lại gặp khó khăn, bao gồm chóng mặt và thiếu phối hợp.

Một số người cũng có thể gặp phải những biểu hiện đột quỵ khác như:

– Gặp vấn đề kiểm soát bàng quang hoặc ruột (rối loạn tiêu hóa, tiểu mất kiểm soát)

– Phiền muộn, căng thẳng, stress

– Tê liệt hoặc yếu ở một hoặc cả hai bên chân.

– Khó kiểm soát hoặc thể hiện cảm xúc của họ

Biểu hiện của bệnh đột quỵ. 1

Đột quỵ  không cấp cứu sớm, dễ nguy hiểm đến tính mạng

Những biểu hiện bệnh đột quỵ khác nhau sẽ có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Hãy học từ viết tắt “FAST” là một cách tốt để ghi nhớ các triệu chứng của đột quỵ. Nó giúp ích rất nhiều cho bác sĩ khi điều trị. FAST là viết tắt của:

– Mặt xệ xuống (Face): Nếu người đó cố gắng cười, một bên mặt của họ có bị xệ xuống không?

– Yếu cánh tay (Arm): Nếu người đó cố gắng nâng cao cả hai cánh tay của họ, liệu một cánh tay có bị trôi xuống phía dưới không?

– Khó khăn trong lời nói (Speech): Nếu người đó cố gắng lặp lại một cụm từ đơn giản, giọng nói của họ có bị nói ngọng hoặc bất thường không?

– Thời gian để hành động (Time): Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy liên hệ với các dịch vụ khẩn cấp ngay lập tức.

Kết quả phụ thuộc vào mức độ nhanh chóng của một người nào đó được điều trị. Chăm sóc kịp thời cũng có nghĩa là họ sẽ ít bị tổn thương não vĩnh viễn hoặc tử vong.

Cách giúp người trẻ phòng ngừa đột quỵ?

Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ, ngăn chặn những biểu hiện của đột quỵ có thể xảy ra, người trẻ tuổi nói riêng và mọi lứa tuổi nói chung, có thể áp dụng các biện pháp sau:

Xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.

Một chế độ ăn uống khoa học và điều độ là cách hữu hiệu giúp bạn phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não

Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất nhiều đến các bệnh tim mạch, mỡ máu, tiểu đường,… là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Vì vậy, duy trì một chế độ ăn uống khoa học, điều độ là cách phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả.

  • Nên bổ sung nhiều loại rau, củ, quả, ngũ cốc, các loại đậu.
  • Uống đủ nước, bổ sung thêm nước trái cây, sữa đậu nành,…
  • Nên ăn thịt trắng, hải sản, trứng để cung cấp đủ chất đạm cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thịt đỏ các loại.
  • Nên hạn chế đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh.
  • Không nên ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn có hàm lượng đường cao.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tập thể dục thường xuyên là một thói quen tốt giúp ngăn ngừa đột quỵ hiện nay. Bạn nên tập luyện với cường độ thường xuyên, ít nhất 3-5 ngày / tuần, 30-60p cho 1 lần tập,  với các bài tập đơn giản.

Biểu hiện của bệnh đột quỵ. 2

Ngăn chặn sớm những biểu hiện đột quỵ giúp giảm thiểu biến chứng nguy hiểm

Kiểm soát huyết áp

Người có tiền sử cao huyết áp cần đo huyết áp thường xuyên, sử dụng thuốc hạ huyết áp cũng như duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt theo chỉ định của bác sĩ.

Không hút thuốc

Những người hút thuốc có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với dân số chung. Vì đây là yếu tố làm tăng hình thành các cục máu đông, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, sử dụng thuốc lá còn ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác trong cơ thể.

Kiểm soát đồ uống có cồn

Không nên sử dụng rượu bia! Sử dụng nhiều rượu bia sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ và ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe.

Điều trị bệnh đái tháo đường

Lượng đường trong máu cao sẽ làm tổn thương mạch máu và dễ hình thành cục máu đông trong động mạch dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, cần phải giữ lượng đường trong máu trong tầm kiểm soát.

Điều trị rung nhĩ

Rung nhĩ có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn nhịp tim, hồi hộp, đánh trống ngực, đau ngực,… làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Bài viết là những điều bạn cần biết về bệnh đột quỵ, những biểu hiện bệnh đột quỵ và cách phòng ngừa ở người trẻ hiện nay. Hi vọng sẽ giúp bạn và người thân biết cách dự phòng và tránh xa căn bệnh nguy hiểm này.

0/5 (0 Reviews)
Có thể bạn quan tâm: , , ,

Cảm ơn bạn đã quan tâm tới sản phẩm TPBVSK Bình An Nano. Bạn vui lòng để lại số điện thoại và họ tên để Chuyên viên tư vấn gọi điện lại cho bạn trong vòng 24h

Ý kiến của bạn

x

Đơn đặt hàng

Để đặt mua hàng, các bạn vui lòng điền đầy đủ thông tin vào ô bên dưới. Chúng tôi sẽ gọi điện lại để xác nhận đơn hàng trong thời gian sớm nhất

  • Nội thành phí ship 30.000 VNĐ. Ngoại thành phí ship 30.000 VNĐ.
  • Mua từ 2 hộp trở lên FREE SHIP toàn quốc.
  • Mua COMBO 05 hộp được tặng 01 hộp và FREE SHIP.
   
Hỗ trợ trực tuyến