Suy giảm trí nhớ ở người già là căn bệnh phổ biến và không gây nguy hiểm đến tính mạng người mắc. Tuy nhiên nó lại gây ra nhiều hệ lụy cho những người cao tuổi đó là chứng hay quên và nhầm lẫn. Để cải thiện trí nhớ người già một cách hiệu quả nhất, hãy lưu lại và áp dụng ngay những phương pháp tiêu biểu sau.
Dấu hiệu nhận biết chứng suy giảm trí nhớ ở người già, người cao tuổi
Suy giảm trí nhớ hay còn được gọi là sa sút trí tuệ ở người già là căn bệnh phổ biến, không phải là chứng bệnh nguy cấp và không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh gây nên nhiều phiền toái và bất tiện cho người bệnh và gia đình, người thân xung quanh. Bệnh thường xảy ra khi não bộ bị suy giảm chức năng do tuổi tác, vấn đề lão hóa hoặc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bệnh tật, thuốc kháng sinh khác,…
Suy giảm trí nhớ ở người già là bệnh tiến triển âm thầm và khó nhận biết
Để nhận biết bệnh này, có thể dựa vào một số những dấu hiệu điểm hình sau:
Người cao tuổi thường xuyên quên lãng và số lần cũng như mức độ của các lần suy giảm trí nhớ càng lúc càng gia tăng.
Bệnh nhân rất dễ lạc đường, đi lang thang không nhớ đường về nhà, không nhớ địa chỉ nhà hoặc lục tìm đồ đạc mà mình từng cất do không nhớ rõ vị trí cất dấu.
Tính tình thay đổi thất thường, hay nổi cáu, lớn tiếng khi yêu cầu không được đáp ứng và rất dễ bị kích động, dễ bị tổn thương về mặt cảm xúc.
Người bệnh luôn thích ngồi một mình, thường lặp đi lặp lại những việc vô nghĩa, và nhìn về những hướng vô định.
Thường hoang tưởng hay có ảo giác, nhầm lẫn người thân hoặc bạn bè; liên tục mất ngủ, thấy đói thường xuyên và hay nghi ngờ người khác.
Gặp khó khăn trong những việc đơn giản hằng ngày do trí nhớ suy giảm hoặc sa sút, không nhớ rõ thứ tự làm các việc quen thuộc trước đây.
Ngay khi phát hiện ra những người thân của mình xuất hiện 1 trong các dấu hiệu kể trên, nên lập tức đưa người bệnh đi khám và tiến hành chăm sóc bệnh nhân bằng cách: thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đủ chất, chia thành nhiều bữa nhỏ; giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ với liều lượng được chỉ định; khuyến khích bệnh nhân vận động, không ngủ ngày nhiều và hạn chế uống nước chiều tối; luôn để mắt đến bệnh nhân khi ra ngoài… Nếu được chăm sóc tận tình, tình trạng bị lẫn ở người cao tuổi sẽ không chuyển biến xấu và giữ được tinh thần lạc quan, phấn khởi.
Những cách cải thiện trí nhớ người già hiệu quả ngay từ lần đầu tiên
Trí nhớ sẽ giảm dần theo tuổi và ngày càng suy giảm do quá trình lão hóa và suy giảm chức năng trí não. Người già sẽ hay quên và dễ mắc các bệnh lý về trí nhớ. Để cải thiện trí nhớ người già hiệu quả nhất, hãy lưu ý tham khảo và thử áp dụng một số những phương pháp sau đây;
Vận động nhẹ nhàng, phù hợp: Các nghiên cứu cho thấy, việc rèn luyện sức khỏe bằng sự vận động thường xuyên rất tốt cho não bộ và cải thiện tình trạng sa sút trí tuệ. Các hoạt động thể chất giúp người già duy trì sự cân bằng trong cơ thể, giúp giảm căng thẳng, lưu thông máu và giảm huyết áp, giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe và sự minh mẫn. Vì vậy, người cao tuổi, người già nên thực hiện các hoạt động thể lực nhẹ nhàng và h phù hợp với sức khỏe hàng ngày như: đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga,.. để khỏe mạnh và cải thiện trí nhớ.
Suy nghĩ tích cực, thoải mái:Người già thường hay lo nghĩ quá nhiều và thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu của con cái nên sinh tính khó chịu, hay cáu gắt. Vì vậy, người thân phải luôn trò chuyện, chia sẻ với người già, giúp họ có cuộc sống thoải mái, hạnh phúc, sẽ làm cho não bộ hoạt động tốt, cơ thể khỏe khoắn, tránh trầm cảm để tăng trí nhớ.
Phương pháp “tập trung 8 giây”: Để tăng cường trí nhớ bạn hãy thử chú ý suy nghĩ về một cái gì đó cần để ghi nhớ trong vòng 8 giây. Có thể nói, 8 giây là khoảng thời gian ngắn ngủi, tuy nhiên nó là thời gian rất quan trọng để chuyển thông tin từ trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn. Đây được xem là một trong những giải pháp số 1 để tăng cường trí nhớ cho não bộ.
Nghe nhạc thư giãn: Nghe nhạc cũng là theo cách giúp tăng trí nhớ cho người già. Âm nhạc có ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng và hoạt động của não bộ. Người già có thể thư giãn bằng cách lắng nghe những bài hát yêu thích nhiều lần để giúp bộ não trở thành quen thuộc với giai điệu của âm nhạc và dần dần ghi nhớ toàn bộ bài hát. Các loại nhạc mà người cao tuổi nên nghe để cải thiện trí nhớ gồm có nhạc không lời nhẹ nhàng thư giãn, nhạc giao hưởng, nhạc baroque,…
Duy trì giấc ngủ “đủ & đúng”:Người già nên tìm hiểu thêm về các môn nghệ thuật; học một ngoại ngữ mới hay tính nhẩm hàng ngày,.. là hình thức tập luyện não bộ tuyệt vời, giúp người già không chỉ có thêm niềm đam mê mới, mà còn kích thích não bộ vận hành, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra còn làm tăng sự sáng tạo, kỹ năng, sự linh động và tư duy logic.
Chế độ ăn uống hợp lí, đủ chất: Chế độ ăn uống cực kì quan trọng trong việc thay đổi trạng thái sức khỏe ở bất kì độ tuổi nào. Với người già, ăn uống đầy đủ, hợp lý sẽ tăng cường sức khỏe và trí nhớ. Chế độ của người cao tuổi cần bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, món ăn giàu omega 3, protein một cách hợp lý, giảm thức ăn nhiều giàu mỡ, không dùng các chất kích thích, sẽ giúp cải thiện trí nhớ.
Thực hiện các bài tập trí não: Người già nên tìm hiểu thêm về các môn nghệ thuật; học một ngoại ngữ mới hay tính nhẩm hàng ngày,.. là hình thức tập luyện não bộ tuyệt vời, giúp người già không chỉ có thêm niềm đam mê mới, mà còn kích thích não bộ vận hành, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra còn làm tăng sự sáng tạo, kỹ năng, sự linh động và tư duy logic.
Tập luyện các bài tập trí não giúp cải thiện trí nhớ người già
*Một số bài tập giúp cải thiện trí nhớ người già đơn giản, dễ thực hiện
Việc rèn luyện trí óc cũng có thể đẩy lùi việc suy giảm khả năng suy nghĩ, giữ cho não bộ vẫn hoạt động, hạn chế sự xuất hiện các triệu chứng mới kể cả với những người mắc bệnh mất trí nhớ ở người già. Với việc giữ cho não bộ hoạt động bận rộn một cách hợp lý, các bài tập này sẽ giúp cao tuổi: hạn chế số lượng tế bào não bị huỷ hoại (một triệu chứng thường thấy ở căn bệnh người già Alzheimer); thúc đẩy sự truyền đạt thông tin giữa các tế bào thần kinh. Những bài tập này hết sức đơn giản, người cao tuổi có thể tự tập luyện ở nhà mỗi ngày để giúp trí óc luôn minh mẫn, sáng suốt.
Thỉnh thoảng đổi tay khi ăn uống hoặc làm việc gì đó.
Học thêm một điều mới lạ như ngôn ngữ mới, nhạc cụ mới hay đăng kí các lớp học dành cho người cao tuổi…
Chơi cờ vua, cờ tướng, cờ vây cùng bạn bè hoặc người thân.
Chơi giải ô chữ, số, hay các trò giải quyết câu đố.
Đọc sách, viết lách
Trên đây là tổng hợp một số phương pháp giúp cải thiện trí nhớ người già một cách hiệu quả và đơn giản nhất. Quý bạn đọc có thể tham khảo và kết hợp một số các phương pháp với nhau để mang lại hiệu quả nhanh nhất, tích cực nhất. Không có gì vui và đáng mừng hơn là những người thân trong gia đình luôn khỏe mạnh và có một tinh thần minh mẫn, lạc quan, vui vẻ.