Rối loạn tiền đình là bệnh lý ngày càng gia tăng ở nhiều độ tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy triệu chứng của rối loạn tiền đình là gì và cách phòng ngừa tại nhà như thế nào?
Tiền đình là hệ thống thuộc thần kinh, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi chúng ta di chuyển, hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hội chứng rối loạn tiền đình có triệu chứng cụ thể như: cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn…
Rối loạn hệ tiền đình do nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý về hệ tuần hoàn, stress, biến chứng viêm tai giữa, viêm não…
Đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình
– Người chịu áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính như nhân viên văn phòng, người lao động trí óc, học sinh, sinh viên…
– Người bị thiếu máu: Thiểu năng tuần hoàn não, phụ nữ sau sinh, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, thiếu máu sau chấn thương…
– Người có nồng độ cholesterol trong máu cao như bệnh nhân máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch.
– Người bị mắc các bệnh về thần kinh: Viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, viêm tai giữa, mắt, tâm thần…
Triệu chứng đặc trưng của bệnh
Có 4 triệu chứng cơ bản của rối loạn tiền đình, đó là:
Chóng mặt: cảm giác xung quang đang quay tròn và chao đảo. Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, mất thăng bằng, nhìn mờ, đổ nhiều mồ hôi
Ngất xỉu: thường gặp ở người cao huyết áp, mỡ máu cao, bệnh lý tim mạch do giảm lượng máu lên não. Các triệu chứng báo trước của ngất xỉu như: nhìn mờ, đổ mồ hôi…
Mất thăng bằng: đi đứng không vững vàng do sự rối loạn dẫn truyền thần kinh tại não
Cảm giác lâng lâng, nặng nề, sợ ngã: những người trầm cảm, lo âu dễ mắc phải triệu chứng này
Cách phòng tránh rối loạn tiền đình
Để hạn chế rối loạn tiền đình, bạn nên áp dụng các biện pháp sau:
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Thư giãn đầu óc, thiết lập thời gian cân bằng cuộc sống
- Tránh đọc chữ khi đi ô tô
- Không ngồi xuống hoặc đứng lên đột ngột, không quay cổ quá nhanh
- Uống đủ nước
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá
- Ăn uống lành mạnh
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho não bộ như như dầu oliu, quả óc chó, trái bơ, các loại quả mọng…
- Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt, các loại rau họ cải có nhiều vitamin C, vitamin D, acid folic, vitamin B1, B6, B1 rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình.
- Không nên ăn các loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như nội tạng, lòng đỏ trứng, gan, phô mai…
- Uống nhiều nước để tăng cường lưu thông máu lên não.
- Ăn nhạt hơn so với khẩu vị của người bình thường.
- Không ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán…
- Tự xoa bóp
+ Xoa trán: Động tác này giúp điều hòa khí huyết, định thần, làm giảm cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn: Chụm 3 ngón tay trỏ, giữa và áp úp, xoa toàn bộ vùng trán. Thực hiện liên tục 20-30 lần, sau đó xoa miết, bóp dọc hai bên cung lông mày.
+ Xoa sau gáy: Thư giãn các cơ, tăng cường máu lên não: Dùng bàn tay xoa dọc lên xuống hai bên sau gáy 20-30 lần.
+ Xoa hai hố mắt: Massage 2 hốc mắt giúp định thần, khai thông khí huyết, tăng cường máu lên não: Dùng ngón trỏ và ngón giữa xoa nhẹ nhàng vòng quanh hốc mắt theo chiều kim đồng hồ 20-30 vòng.
Vietlife Bình An Nano – giải pháp mới trong điều trị rối loạn tiền đình, giúp:
- Hỗ trợ hoạt huyết dưỡng não, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu não.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng như ù tai, hoa mắt, chóng mặt, rối loạn, mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não.
- Hỗ trợ phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.