Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên không chỉ là triệu chứng thoáng qua mà còn là tín hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Tình trạng này kéo dài còn có thể khiến cơ thể kiệt sức, mất khả năng lao động và học tập. Vậy nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân khiến người mệt mỏi, buồn ngủ
1. Thiếu ngủ
Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu làm cho người mệt mỏi buồn ngủ thường xuyên. Khi thiếu ngủ, cơ thể không có đủ thời gian để thực hiện các quá trình phục hồi và tái tạo cần thiết, dẫn đến cản trở hoạt động hiệu quả của tế bào thần kinh. Rối loạn giấc ngủ dẫn đến mất cân bằng oxy hóa và chết tế bào, gây suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, người lờ đờ…
2. Thiếu năng lượng
Ăn quá ít là một nguyên nhân dẫn đến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng. Ngoài ra, sử dụng các thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề. Cơ thể cần năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày và hoạt động tốt trong ngày. Khi không có đủ năng lượng, cơ thể có thể trở nên mệt mỏi và buồn ngủ.
3. Thiếu máu
Đây là một nguyên nhân hàng đầu gây ra mệt mỏi uể oải cho phụ nữ. Trong chu kỳ kinh nguyệt, việc mất một lượng máu có thể dẫn đến thiếu sắt và nhiều ảnh hưởng về sức khỏe lẫn cuộc sống hằng ngày. Các tế bào máu có tác dụng chuyên chở oxy đến mô và cơ quan nên khi mất một lượng máu sẽ dẫn đến mệt mỏi hoặc thậm chí ngất nếu lượng máu mất đi quá nhiều.
4. Chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là một dạng rối loạn đặc trưng bởi những cơn ngưng thở trong giấc ngủ ban đêm. Chứng ngưng thở xảy ra khi niêm mạc cổ họng hoặc miệng tự động co lại, làm tắc nghẽn đường hô hấp trong giấc ngủ. Hậu quả của chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp như là ngáy, thức dậy giữa đêm, cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ ban ngày, khó tập trung và giảm hiệu suất làm việc.
5. Trầm cảm
Những triệu chứng phổ biến của trầm cảm có thể thấy bao gồm chán ăn, đau đầu và mệt mỏi. Biểu hiện của bệnh này đặc trưng bởi cảm giác buồn bã, chán nản, tuyệt vọng nghiêm trọng và kéo dài.
6. Lạm dụng caffein
Caffeine là chất giúp làm tăng sự tỉnh táo và tập trung nếu được sử dụng ở liều vừa phải. Một khi caffein hết tác dụng, cơ thể tích tụ adenosine – chất giúp tăng cảm giác buồn ngủ tự nhiên sẽ “tấn công”, đó là lý do tại sao cà phê có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ. Việc lạm dụng hoạt chất này có thể gây tăng nhịp tim, huyết áp và dẫn đến mệt mỏi uể oải trong người.
7. Đau nửa đầu
Khi bệnh nhân đau nửa đầu sẽ thấy mệt mỏi do tình trạng thiếu máu não, các gốc tự do được xem là nguyên nhân chính dẫn đến các tổn thương mạch máu, dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối bên trong thành mạch gây giảm lượng máu lên não. Người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi xung quanh thời gian xuất hiện cơn đau nửa đầu với các biểu hiện như uể oải, cáu gắt hoặc trầm cảm kéo dài.
8. Bệnh lý mạn tính
Những bệnh lý mạn tính như tiểu đường, đau nửa đầu, ung thư, bệnh thận mạn tính… đòi hỏi người bệnh “sống chung” với chúng bằng cách theo dõi cơ thể thường xuyên để kiểm soát bệnh. Trong đó, việc theo dõi định kỳ đường huyết, dùng thuốc, tiêm insulin (trong trường hợp tiểu đường), sử dụng các loại thuốc giảm đau, lọc máu… có thể gây ra cảm giác mệt mỏi và kiệt sức cho người bệnh.
9. Thiếu vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và duy trì chức năng cơ bản của cơ thể. Người có chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng thường không cung cấp đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể hoạt động hiệu quả, đó là nguyên nhân gây ra tình trạng suy nhược, mệt mỏi.
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ
Khi cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để cải thiện chất lượng giấc ngủ, nâng cao sức khỏe và tinh thần tích cực:
- Duy trì thói quen ngủ đều đặn: Bạn nên cố gắng tạo thói quen đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm, kết hợp thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng, kể cả ngày cuối tuần
- Hạn chế ngủ trưa: Cơ thể cần một thời lượng ngủ nhất định trong vòng 24 giờ. Thói quen ngủ trưa có thể có lợi nhưng đôi khi nó lại làm giảm thời gian ngủ trong ngày, dẫn đến khó ngủ vào ban đêm và giấc ngủ đứt quãng
- Tạo môi trường dễ ngủ: Phòng ngủ phải đủ yên tĩnh, đủ tối và có nhiệt độ thoải mái. Ánh sáng trong phòng là yếu tố có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tương tự nhiệt độ phòng mát mẻ sẽ thúc đẩy giấc ngủ dễ dàng hơn
- Hạn chế đồ uống chứa caffeine: Hạn chế uống sau buổi trưa. Tác dụng kích thích của caffeine có thể kéo dài trong nhiều giờ sau khi uống và gây mất ngủ
- Tránh thuốc lá và rượu bia trước khi ngủ: Thói quen hút thuốc lá và uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Bổ sung dược chất thiên nhiên giúp não khỏe
Nghiên cứu chỉ ra rằng Ginkgo Biloba hoạt động như chất đối kháng yếu tố kích hoạt tiểu cầu, giúp ức chế kết tập tiểu cầu, ức chế sự hình thành của các cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến, đột quỵ não. Rutin chiết xuất từ nụ hoa hòe chứa Vitamin P nổi tiếng với tác dụng tăng sức bền thành mạch, giữ cho mạch máu chắc khỏe. Thiếu Vitamin này thành mạch máu sẽ dễ bị nứt vỡ. Saponin có trong Tam thất giúp tăng cường lưu thông máu não, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, chống viêm, cải thiện tình trạng thiếu oxy lên não.
Sản phẩm Bình An Nano ứng dụng công nghệ nano bào chế 3 loại dược liệu quý bao gồm Nano Panax notoginseng saponin NDN từ Tam thất, Nano Rutin NDN từ Hoa hòe và Nano Ginkgo biloba NDN từ Bạch quả, tác động hiệp đồng mang lại hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ bảo vệ và tăng cường hoạt động của não bộ.