Đột quỵ phát hiện càng muộn, càng để lại di chứng nặng nề thậm chí khó cứu vãn. Trường hợp nhận thấy bản thân hay người trong gia đình có 7 dấu hiệu đột quỵ dưới đây, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý.
Đột quỵ thường tăng theo độ tuổi, nhưng đột quỵ cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Phát hiện dấu hiệu đột quỵ càng sớm sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh. Nên đưa người đến bệnh viện trong vòng ba giờ kể từ khi có triệu chứng đầu tiên sẽ ít bị di chứng hơn với những người được chăm sóc chậm trễ.
7 dấu hiệu đột quỵ cần lưu ý
- Cảm giác tê ở mặt hoặc các chi
Người có dấu hiệu đột quỵ thường cảm thấy tê đột ngột ở mặt hoặc mất cảm giác ở bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân hoặc các chi khác. Cảm giác tê này cũng có thể giống như cảm giác kim châm. Có khi người bệnh cảm nhận được sự “tê” ở cả khuôn mặt hoặc nửa mặt, tê một bên cánh tay, bàn chân hoặc tê nửa người… Còn những phần khác cơ thể vẫn hoạt động bình thường.
Khi quan sát một người nào đó đang bị tê, chúng ta sẽ nhận thấy họ liên tục chạm, xoa bóp hoặc lắc các vùng bị tê, vì khi tê tay chân hay mặt sẽ không còn cảm giác gì.
Trong 7 dấu hiệu đột quỵ thường gặp có tê tay và thị lực giảm
- Đột ngột giảm thị lực, thay đổi tầm nhìn
Nếu bản thân hoặc thấy ai đó nheo mắt rất lâu, dụi mắt, đưa một vật mà kiểu như cầm nắm bị lệch… cần nghĩ ngay đến dấu hiệu đột quỵ.
Biểu hiện này cho thấy người bệnh có thể bị mờ một bên mắt hoặc mờ cả 2 mắt. Có thể kiểm tra bằng cách đưa cho cầm nắm một vật hoặc cho nhìn chữ, vì khi mờ mắt người bệnh có thể không đọc được
- Chóng mặt, đau đầu dữ dội
Dấu hiệu đau đầu chóng mặt là một trong 7 dấu hiệu đột quỵ điển hình của bệnh. Triệu chứng là đang khỏe mạnh bỗng thấy chóng mặt trời đất chao đảo như muốn ngã quỵ. Ngoài ra, người bệnh còn bị đau đầu, đau nửa đầu hoặc đau khắp đầu.
Một người có thể bị đau đầu đột ngột, dữ dội ở đầu, da đầu hoặc cổ. Điều này thường xảy ra mà không rõ nguyên nhân và đối với những người không có tiền sử đau đầu. Khi quan sát một người nào đó bị đau đầu dữ dội, người ta có thể nhận thấy họ thường xuyên chạm vào đầu hoặc xoa thái dương và họ rất nhạy cảm với ánh sáng…Nếu quan sát thấy người bệnh có biểu hiện như vậy… cần dìu người đó ngồi xuống và gọi cấp cứu kịp thời.
- Đột nhiên nói khó hoặc nói ngọng
Bình thường người bệnh nói chuyện rõ ràng nhưng bỗng nhiên trở nên nói khó, nói không được, nói ngọng, nói không mạch lạc hay dùng từ không chính xác… cần nghĩ ngay đến dấu hiệu đột quỵ.
Khi quan sát một người nào đó đang gặp khó khăn khi nói, một người có thể không hiểu được câu của người kia hoặc có thể gặp khó khăn khi trò chuyện với họ.
Đau đầu dữ dội và méo miệng: dấu hiệu của đột quỵ.
- Mất thăng bằng, mất phối hợp
Người có dấu hiệu đột quỵ có thể gặp khó khăn khi đứng, đi lại hoặc di chuyển, hoặc mất phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân hay các bộ phận khác. (kiểu giống như người say rượu), bước đi loạng choạng và không vững.
Khi quan sát một người nào đó bị mất thăng bằng và phối hợp, có thể có vẻ như họ đang không vấp ngã gì hoặc đột nhiên trở nên rất vụng về. Ngoài ra, người đó có thể lắc lư xung quanh và giữ chặt các vật thể cố định để đứng thẳng.
- Mất tập trung, lẫn lộn
Bản thân người bệnh nhận thấy nhớ nhớ quên quên mất tập trung, không suy nghĩ được việc gì rõ ràng… Và kiểu không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình.
Khi quan sát một người nào đó trải qua sự bối rối như vậy, chúng ta có thể nhận thấy vẻ mặt bối rối trên khuôn mặt của họ, rằng họ đang gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Mặc dù tương tự như mất tập trung, một cá nhân khi lẫn lộn có thể gặp khó khăn hơn trong việc hiểu lời nói, ngôn ngữ hoặc các con số. Khi quan sát một người nào đó cảm thấy khó hiểu, người ta có thể nhận thấy họ nhăn mày, lắc đầu, “không”, ít nói hoặc cảm thấy không vững.
- Cảm thấy yếu mệt ở, cánh tay hoặc chân
Người bệnh khi gặp một trong 7 dấu hiệu đột quỵ này sẽ nhận thấy bị thiếu sức sống ở mặt, cánh tay hoặc chân.
Khi quan sát một người nào đó đang trải qua loại điểm yếu này, người ta có thể nhận thấy khuôn mặt của họ có vẻ như bị rủ xuống, người đó có thể muốn liên tục ngồi hoặc nằm xuống và họ thường gặp khó khăn khi thực hiện các công việc đơn giản.
Phòng ngừa đột quỵ như thế nào?
Theo CDC, cách tốt nhất để tránh đột quỵ là lựa chọn lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm:
- Chế độ ăn uống lành mạnh
Cố gắng ăn nhiều trái cây, rau quả và thực phẩm ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Tìm hiểu thêm nhiều về thực phẩm lành mạnh và công thức nấu ăn tốt cho trí não. Nên ăn nhiều các loại hạt, các loại cá, rau củ hơn là các loại thịt đỏ.
Xây dựng lối sống khoa học khỏe mạnh là cách phòng ngừa đột quỵ tốt nhất.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ quen để xác định xem bản thân có đang duy trì cân nặng hợp lý hay không? Cân nặng không tốt sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người béo phì có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người có cân nặng hợp lý.
- Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất không chỉ giúp mọi người duy trì trọng lượng khỏe mạnh và giảm mức cholesterol và huyết áp mà còn có lợi cho não. Người lớn tuổi nên tham gia hoạt động thể chất từ 30 phút đến hai giờ mỗi ngày.
- Không hút thuốc
Hút thuốc lá làm tăng đáng kể nguy cơ bị đột quỵ.
- Uống rượu bia hạn chế
Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đột quỵ. Cố gắng hạn chế đồ uống xuống còn một hai ly mỗi ngày.
Nếu bản thân hay người trong gia đình mắc một số bệnh lý nền như: huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu, tim mạch…cần thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe. Lưu ý và ghi nhớ 7 dấu hiệu đột quỵ nêu trên, bởi họ là những đối tượng có nguy cơ đột quỵ rất cao. Nếu thấy có dấu hiệu đừng ngần ngại gọi tư vấn từ bác sĩ hoặc gọi dịch vụ cấp cứu để xử lý.